· Đọc sector đầu tiên của đĩa cứng lưu vào b
Mov cx, 4
Mov SI, 1BE h
Locate_active:
Mov AL, masterboot[SI]
Cmp AL, 80h
Je Active
Add SI, 16
Loop Locate_active
No_active:
.........
Active:
.........
Ví dụ 2: Để đọc nội dụng boot sector của đĩa cứng C ghi vào biến BootDat ta phải thực hiện lần lượt các bược sau đây:
· Đọc sector đầu tiên của đĩa cứng lưu vào biến masterboot
· Tìm partition active (phần tử trong bảng partition có offset 00 bằng 80h)
· Đọc buye tại offset 01h và word tại offset 02 của phần tử partition tương ứng ở trên (head, sector và cylinde), để xác định số hiệu sector bắt đầu của partition active, đây chính là boot sector của đĩa cứng.
· Đọc nội dung của sector xác định được ở trên lưu vào BootDat.
Active:
Mov ax, 0201h ; đọc 1 sector
Mov cx, word PTR mastorboot [SI+2] ; sector & cylinder
Mov dh, byte PTR mastorboot[SI+1] ; head
Mov dl, 80h ; đĩa cứng
Mov es,cs ; trỏ ES:BX về
Lea bx, BootDat ; đầu vùng BootDAt lưu
Int 13h
Nếu PC được khởi động bằng đĩa mềm (FDD) khởi động thì sau quá trình POST hệ thống sẽ nạp boot sector trên đĩa mềm vào bộ nhớ tại địa chỉ 0:7C00h sau đó quyền điều khiển được trao cho cho boot sector, để nó tiếp tục điều khiển quá trình khởi động. Nếu PC được khởi động bằng đĩa cứng khởi động (HDD/C:) thì sau quá trình POST hệ thống sẽ nạp sector phân khu của đĩa cứng vào bộ nhớ tại địa chỉ 0:7C00h, sau đó boot code trong sector phân khu thực hiện việc xác định partition active và nạp boot sector trên partition active vào bộ nhớ cũng tại địa chỉ 0:7C00h, sau đó quyền điều khiển được trao cho cho boot sector, để nó tiếp tục điều khiển quá trình khởi động tương tự như trong trường hợp đĩa mềm. Chính vì vậy sector phân khu thường được gọi là Master Boot Record, nó cũng được gọi là bảng partition.
Quản lý file trên đĩa của MS_DOS
Trong quá trình định dạng một đĩa mềm, hoặc một đĩa logic trên các phân khu trên đĩa cứng, hệ điều hành chia không gian lưu trữ của đĩa thành 2 vùng: vùng dữ liệu (Data Area) và vùng hệ thống (System Area), đồng thời ghi những thông tin cần thiết vào vùng hệ thống để chuẩn bị cho việc quản lý lưu trữ sau này.
· Vùng dữ liệu: bao gồm các bolck có kích thước bằng nhau và được đánh địa chỉ (12 bít hoặc 16 bít) để phân biệt, đây chính là các cluster trên đĩa mà chúng ta đã nói đến ở trên. Nội dung của các tập tin cũng được chia thành các bolck có kích thước bằng kích thước của một cluster. Các cluster trên đĩa dùng để chứa nội dung của các tập tin trên đĩa. Các thông tin liên quan đến một tập tin trên đĩa được chứa ở vùng hệ thống.
· Vùng hệ thống: bao gồm các đoạn chương trình, các thông tin hệ thống, các thông tin liên quan đến các tập tin/thư mục trên đĩa mà hệ điều hành dùng để quản lý việc lưu trữ tập tin/thư mục trên đĩa sau này. Cụ thể nó bao gồm các thành phần sau đây: Boot sector, FAT1, FAT2 và Root Directory.
Sau đây chúng ta sẽ khảo sát các thành phần trong vùng hệ thống, để thấy được cách mà DOS quản lý các file và các thư mục được lưu trữ trên đĩa.
![]() |
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét