Thứ Sáu, 30 tháng 9, 2011

XÍ NGHIỆP HIỆP TIẾN

XÍ NGHIỆP HIỆP TIẾN 
u
Xí nghiệp Hiệp Tiến đặt tại phường Lộc Tiến, thị xã Bảo Lộc, tỉnh Lâm Đồng trực thuộc công ty Cổ phần Khoáng sản và Vật liệu Xây dựng Lâm Đồng.
1.2   Sơ đồ bố trí mặt bằng nhà máy


















Hình 26. Sơ đồ bố trí của xí nghiệp


1.3  Các sản phẩm chính của xí nghiệp
Xí nghiệp chuyên sản xuất khoáng cao lanh cho các nhà máy sản xuất ceramic, gốm sứ và sơn ở Bình Dương, Đồng Nai.
1.4 Hệ thống xử lý nước - khí thải và vệ sinh công nghiệp
Nguồn nước phục vụ sản xuất được lấy từ giếng nước ngầm, sau quá trình sản xuất nước được tập trung vào bể lắng rồi được tái sử dụng trong công đoạn cấp liệu.
Khí thải trong công đoạn sấy sản phẩm được thải trực tiếp ra môi trường và hằng năm xí nghiệp phải đóng phí ô nhiểm môi trường cho Nhà nước.
1.5  Năng suất
Năng suất thiết kế của nhà máy là 15000 tấn/năm, và không ngừng nâng cao năng suất. Năm 2010 năng suất là 25000 tấn/năm, phấn đấu năm 2011 đạt năng suất 40000 tấn/năm.
2       Nguyên liệu
Trữ lượng cao lanh (kaolin) ở Việt Nam dự báo khoảng 15 triệu tấn, hàm lượng Al2O3 trong cao lanh (kaolin) khoảng từ 29 – 38%. Quặng cao lanh tập trung chủ yếu ở các tỉnh: Lào Cai, Yên Bái, Phú Thọ, Quảng Ninh, Tuyên Quang, Lâm Đồng, Đồng Nai.
Cao lanh Lâm Đồng được hình thành do quá trình phong hóa của natri - canxi phenpat, trong đó phenpat kiềm chiếm ưu thế (albite)... thường phân bố dài khoảng 5 đến 10km, với bề dày khoảng 5 đến 10m. Cao lanh Đà Lạt tập trung ở Prenn, Trại Mát và Bảo Lộc.
Nguyên liệu được lấy mẫu và kiểm tra chất lượng về thành phần khoáng, thành phần hóa, màu sắc và độ mịn… Khi đạt yêu cầu sẽ được khai thác và sản xuất. Trước khi cấp liệu, nguyên liệu cũng được kiểm tra chất lượng một lần nửa, nếu không đạt yêu cầu thì sẽ yêu cầu nhà cung cấp khai thác tại vị trí khác của vĩa.
Cao lanh có những tính chất đặc trưng mà khó có loại nguyên liệu nào có được, nó được sử dụng trong các nhà máy gốm sứ, ceramic, giấy, sơn và xây dựng. Trữ lượng cao lanh ở nước ta không mấy dồi dào (khoảng 15 triệu tấn), tập trung ở vùng Tây Nguyên và đồi núi phía Bắc nên việc khai thác và chế biến gặp không ít khó khăn. Hiện nay vẫn chưa tìm ra được nguyên liệu thay thế cho cao lanh trong nước, tương lai sẽ phải nhập khẩu nguyên liệu từ nước ngoài.
3       Quy trình công ngh 
ơ đồ sau (hình 27):

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét