2.1.1 Các hệ thốngcủa quy trình
- Trung tâm điều khiể
- Lò nấu, bể thiếc, lò ủ
- Hệ thống kiểm tra
- Hệ thống thu hồi kính vụn
- Hệ thống trạm điện, trạm khí nén, trạm H2, N2
- Hệ thống cấp nước sạch, xử ký nước thải sinh hoạt, xử lý nước thải nhiễm dầu…
2.2 Quy trình công nghệ kéo kính nổi

Nguyên liệu
|
Khối lượng sử dụng trong ngày
|
Cát
|
0
|
Soda
|
80 tấn
|
Dolomite
|
80 tấn
|
Đá vôi
|
0
|
Natri Sulfate
|
0
|
Bột sắt
|
-
|
NaNO3
|
8,025 kg
|
Cát pegmatic
|
30 tấn
|
Nguyên liệu được lưu trữ trong 3 cyclon sẽ được phối trộn theo công nghệ nhất định đã được lập trình trên máy, sau đó sẽ theo băng tải vận chuyển lên bộ phận chứa để đưa xuống lò đốt.
Nguyên liệu được đưa vào lò nung để nung chảy thành thủy tinh lỏng. Nhiệt độ tại lò nung khoảng 1200-1500oC, tại miệng lò có thanh gạt để đảm bảo nguyên liệu vào lò đồng đều hơn. Lò được gia nhiệt bằng hai hàng béc- phun bố trí song song nhau và luân phiên nhau trong vòng 20 phút.
Hai bên lò có buồng tích nhiệt, có nhiều vách ngăn để giữ xỉ lại và cho khí đốt đi ra. Nhiệm vụ của buồng tích nhiệt là là giữ nhiệt cho lò để đề phòng sự cố khi hệ thống đốt lò gặp sự cố.
Ngoài ra còn có bộ phận hút gió gồm 2 quạt đặt song song nhau để làm mát thanh chắn thép đỡ lò tránh bị biến dạng do nhiệt.
Thủy tinh được nấu chảy thành dung dịch, trong thiết bị có hệ thống cánh khuấy để tránh bọt khí, đồng nhất cơ học và đồng nhất nhiệt trong hỗn hợp nguyên liệu
Có hệ thống kênh dẫn khống chế bằng van để điều chỉnh lưu lượng của thủy tinh, kênh được đặt cao hơn để thủy tinh chảy tràn xuống.
Giai đoạn kéo kính nổi được thực hiện ở bể thiếc. Bể có chiều dài 45-55 m và chiều rộng bằng chiều rộng dải thủy tinh. Bể được lót vật liệu chịu lửa, bền với tác động của thiếc nóng chảy và được bọc bằng vỏ kim loại. Tường cạnh vòm được xây dựng bằng vật liệu chịu lửa. Ở bên cạnh bể có bố trí của sổ để theo dõi chuyển động của dải thủy tinh trong quá trình kéo kính. Để bảo vệ thiếc không bị oxy hóa và tránh hình thành lớp oxit trên bề mặt dưới dải kính phải thường xuyên cấp khí trơ N2 và H2 vào lò, giữ cho lò luôn có áp suất dư nhỏ. Hàm lượng O2 trong khí trơ phải nhỏ hơn 0.0001%.
Khi thủy tinh vừa qua bể thiếc, quá trình tự trải rộng của thủy tinh được thực hiện dưới tác dụng của lực hút trọng trường, lực ma sát trong và sức căng bề mặt của thủy tinh và sẽ thiết lập chiều dầy cân bằng là 6 mm. Để thu được tấm thủy tinh có bề dày từ 3 mm trở lên phải có ngoại lực để kéo căng dài thủy tinh, quá trình này được thực hiện bằng máy kéo biên thông qua điều chỉnh lưu lượng va mang trinh, do choi tinh duc, am dao gia, phau thuat tham my
Nhiệt độ của thủy tinh được kiểm tra bằng các cặp nhiệt nhúng sâu vào vật liệu thủy tinh chảy lỏng và điều tiết, giữ ổn định bằng hệ thống tự động thổi không khí lạnh vào.
Kính sau khi được kéo thành tấm phẳng sẽ được ủ. Quá trình ủ là quá trình làm nguội kính dần dần từ 900 – 600 – 500 – 400 – 350 oC. Do đó cần phải khống chế nhiệt độ đầu vào của kính trước khi qua giai đoạn ủ. Quá trình ủ nhằm mục đích khử ứng suất tránh gây nứt vỡ sản phẩm.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét