Các điều khiển hệ va mang trinh, do choi tinh duc, am dao gia, phau thuat tham my
Các điều khiển hệ thống tập tin (FSD: File system driver) quản lý các dạng thức hệ thống file khác nhau. FSD chính thức xuất hiện từ windowsNT/2000. Trong windows 2000 có 2 loại FSD: Local FSD và Network/ Remote FSD. Local FSD: quản lý các volume được nối trực tiếp với máy tính. Network/ Remote FSD: cho phép người sử dụng và chương trình của người sử dụng truy cập dữ liệu trên các volume được nối với một máy tính ở xa.
Ø Local FSD (FSD cục bộ): Các Local FSD bao gồm các tập tin: Ntfs.sys, Fastfat.sys, Cdfs.sys và Raw FSD (được tích hợp trong Ntoskrnl.exe). Hình sau đây cho thấy cách local FSD tương tác với quản lý I/O và các thiết bị lưu trữ. Các local FSD chịu trách nhiệm đăng ký với bộ phận quản lý I/O, khi FSD đã đăng ký thì bộ phận quản lý I/O có thể gọi nó để thực hiện việc xác nhận volume khi các ứng dụng hoặc các hệ thống khởi tạo truy cập đến volume.
![]() |
Việc xác nhận volume bao hàm việc kiểm tra boot sector của volume và các thông tin hệ thống khác. Sector đầu tiên của mọi dạng thức hệ thống file được hỗ trợ bởi windows 2000 đều được dành riêng cho boot sector của volume. Boot sector chứa đầy đủ thông tin cần thiết để local FSD vừa nhận biết mà sector trên đó đang chứa một dạng thức mà FSD quản lý và tìm kiếm bất kỳ một metadata khác được lưu trữ trên đĩa.
Để cải tiến hiệu suất, các local FSD thường sử dụng hệ thống quản lý cache để cache dữ liệu của hệ thống file bao gồm cả metadata.
Ø Các Network/Remote FSD (FSD mạng/từ xa): Các Remote FSD bao gồm 2 thành phần: Một Client và một Server. Các client remote FSD cho phép các ứng dụng truy cập đến các file và các thư mục ở xa.
Client FSD chấp nhận các yêu cầu I/O từ các ứng dụng và chuyển nó thành các lệnh trong các giao thức về hệ thống file của mạng để thông qua mạng nó được chuyển đến server remote FSD. Server FSD lắng chờ các lệnh được đưa đến từ kết nối mạng và thực hiện chúng bằng cách đưa ra yêu cầu I/O đến bộ phận quản lý local FSD (Local FSD manages) của volume chứa các file và các thư mục mà lệnh có ý định xử lý nó. Hình dưới đây cho thấy một tương tác giữa client và server trong hệ thống remote FSD.
Cũng giống như các local FSD, các client remote FSD thường sử dụng những dịch vụ của bộ phận quản lý cache để che dấu dữ liệu của các tập tin cục bộ và các thư mục ở xa. Các server remote FSD tham gia vào việc duy trì các kết nối đến cache thông qua các client remote FSD.

Hình 4.7.b: FSD mạng
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét