Thứ Sáu, 30 tháng 9, 2011

FAT

Như vậy bảng thư mục gốc cho biế  
rong bảng FAT chứa giá trị 7, điều này chứng tỏ cluster 7 là cluster tiếp theo chứa nội dụng FileA,  phần tử thứ 7 trong bảng FAT chứa giá trị FFFh, điều này chứng tỏ cluster 7 là cluster chứa block cuối cùng của FileA.   
Các cluster chứa nội dung của một file có thể không liên tiếp nhau, nhưng nó thường nằm rải rác trong một phạm vi hẹp nào đó trên đĩa. Điều này giúp hệ điều hành đọc file được nhanh hơn nhờ tiết kiệm được thời gian duyệt và đọc qua các byte từ đầu đến cuối  bảng FAT để dò tìm dãy các cluster chứa nội dung của file. Mặt khác, việc phân bố tập trung các cluster của một file rất phù hợp với các thuật toán đọc đĩa của hệ điều hành. Đối với các file dữ liệu, sau một thời gian kích thước của nó có thể tăng lên, hệ điều hành phải cấp phát thêm các cluster cho nó, các cluster mới này có thể nằm tại các vị trí tách xa các cluster trước đó, dẫn đến các cluster chứa nội dung của một file phân bố rải rác khắp bề mặt đĩa, điều này sẽ làm chậm tốc độ đọc file của hệ điều hành. Các file dữ liệu bị mở, thay đổi, ghi và đóng lại nhiều lần cũng có thể dẫn đến hiện tượng trên. Trên đĩa có thể xuất hiện hiện tượng có nhiều file bị phân bố rải rác khắc bề mặt đĩa, hiện tượng này được gọi là hiện tượng đĩa bị phân mảnh (fragmentary). Các đĩa bị phân mảnh sẽ làm cho tốc độ đọc file trên nó chậm đi rất nhiều. Trong trường hợp này người sử dụng phải thực hiện việc sắp xếp lại các cluster trên đĩa, để các cluster chứa nội dung của một file của tất cả các file trên đĩa được phân bố tập trung hơn, thao tác này được gọi là chống phân mảnh cho đĩa. Hệ điều hành DOS cung cấp nhiều công cụ để người sử dụng thực hiện việc chống phân mảnh cho đĩa cả ở mức ứng dụng và mức lập trình.        
Để đọc nội dung của một file trên đĩa dựa vào bảng thư mục gốc và bảng FAT, hệ điều hành thực hiện theo các bước sau đây:
Tìm phần tử trong bảng thư mục gốc chứa thông tin của file cần đọc.
Tại phần tử này, xác định số hiệu của cluster đầu tiên trong dãy các cluster chứa nội dung của file (giả sử cluster 4), giá trị này được xem như con trỏ trỏ tới bảng FAT để bắt đầu dò tìm các cluster từ thứ 2 đến cuối cùng trong dãy các cluster chứa nội dung của file cần đọc. Sau đó đọc block dữ liệu đầu tiên của file tại cluster 4 trên vùng data của đĩa.
Xác định byte tương ứng với phần tử 4 trong bảng FAT. Đọc giá trị dữ liệu tại phần tử 4 này, giả sử giá trị đọc được là 10. Sau đó đọc block dữ liệu tiếp theo của file tại cluster 10 trên vùng data của đĩa.
Xác định byte tương ứng với phần tử 4 trong bảng FAT. Đọc giá trị dữ liệu tại phần tử 4 này, giả sử giá trị đọc được là 17. Sau đó đọc block dữ liệu tiếp theo của file tại cluster 17 trên vùng data của đĩa.
Xác định byte tương ứng với phần tử 17 trong bảng FAT, sau đó thực hiện hoàn toàn tương tự như bước 4 cho đến khi đọc được giá trị FFFh (với FAT12) hoặc FFFFh (với FAT16) tại một phần tử nào đó (giả sử phần tử 43) trong bảng FAT thì đọc block dữ liệu cuối cùng của file tại cluster 43 trên vùng data của đĩa, sau đó dừng lại. Tới đây kết thúc quá trình đọc file. 
Chúng ta sẽ hiểu rõ hơn các bước 1 và 2 ở phần mô tả về bảng thư mục gốc trong mục này. Các bước trên chỉ đúng cho việc đọc các file mà thông tin của nó được lưu trữ trên ở các phần tử trong bảng thư mục gốc (được lưu trữ ở thư mục gốc) của đĩa.
Thao tác đọc file của DOS như trên là kém hiệu quả, vì ngoài việc đọc nội dung của file tại các cluster trên vùng data của đĩa hệ điều hành còn phải đọc và phân tích bảng FAT để dò tìm ra dãy các cluster chứa nội dung của một file. Hệ thống file NTFS trong windowsNT/2000 khắc phục điều này bằng cách lưu danh sách các cluster chứa nội dung của một file vào một vị trí cố định nào đó, nên khi đọc file hệ điều hành chỉ cần đọc nội dung của các cluster trên đĩa theo danh sách ở trên, mà không phải tốn thời gian cho việc dò tìm dãy các cluster chứa nội dung của file của hệ thống file FAT trong DOS.
Ngoài ra, nếu DOS có một cơ chế nào đó ghi lại được danh sách các cluster còn trống trên đĩa, thì tốc độ ghi file của hệ điều hành sẽ tăng lên vì hệ điều hành không tốn thời gian cho việc đọc bảng FAT để xác định cluster còn trống. Các hệ thống file của các hệ điều hành sau này như windows98, windowsNT/2000 đã thực hiện được điều này.      va mang trinhdo choi tinh ducam dao giaphau thuat tham my
Độ rộng của một phần tử trong bảng FAT (12 bít hay 16 bit), quyết định dung lượng đĩa tối đa mà hệ điều hành có thể quản lý được. Nếu hệ điều hành sử dụng FAT12 thì mỗi phần tử trong FAT12 có thể chứa một giá trị lên đến 212, đa số trong số này là số hiệu các cluster trên vùng data của đĩa, điều này có nghĩa là trên vùng data của đĩa có tối đa là 212 cluster. Từ đây ta có thể tính được dung lượng đĩa tối đa (byte) mà hệ thống file FAT12 có thể quản lý được là: 212 cluster * 4 sector/1 cluster * 512 byte/1 sector (a). Tương tự, dung lượng đĩa tối đa (byte) mà hệ thống file FAT16 có thể quản lý được là: 216 cluster * 4 sector/1 cluster * 512 byte/1 sector (b). Rõ ràng với hệ thống file FAT12 thì DOS sẽ quản lý được một không gian đĩa lớn hơn so với FAT12 (theo a và b).
Windows98 sử dụng hệ thống file FAT32 và nó cho phép có tới 6 sector trên một cluster, nên nó có thể quản lý được một không gian đĩa lớn hơn nhiều lần (232 cluster * 6 sector/1 cluster * 512 byte/1 sector) so với DO 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét